Từng thường xuyên phải uống kháng sinh, dạ dày cũng nhiều lần vì kháng sinh mà “đình công”, tôi thật sự không muốn lại tiếp tục phải điều trị kháng sinh cho bệnh viêm dạ dày. Vì thế, tôi tích cực tìm biện pháp khác.
Tôi đã từng phải “làm bạn” với kháng sinh vài lần mỗi năm
Tôi bị viêm amidan từ nhỏ. Cứ mỗi lần rát họng, viêm họng, tôi lại phải “cầu cứu” thuốc. Mỗi năm, các cơn đau rát họng và ho sù sụ vì viêm amidan lại ghé thăm, khi vài ngày, có khi cả 1-2 tuần. Cứ thế, thời gian dùng thuốc tăng dần với liều lượng ngày càng nặng hơn. Và nhiều lúc, khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn nữa, trong thuốc của tôi xuất hiện kháng sinh.
Nhưng kháng sinh là “con dao” hai lưỡi đáng sợ. Cứ dùng kháng sinh vài ngày liên tục, tôi lại gặp những triệu chứng khó chịu, khi thì nhiệt miệng, lúc cồn cào ruột gan, khi táo bón, tiểu rắt, lúc ợ chua và tiêu chảy thất thường… nên rất mệt mỏi. Chỉ sau khi ngưng dùng kháng sinh, các triệu chứng này mới biến mất. Biết vậy nên tôi luôn hạn chế sử dụng kháng sinh hết mức có thể. Nhưng với tình trạng viêm amidan, dù tôi đã hạn chế uống nước lạnh, giữ ấm cơ thể, không ăn đồ cay nóng nhiều… tôi vẫn không tránh khỏi việc phải “làm bạn” với kháng sinh vài lần mỗi năm.
Cuối năm ngoái, sau một đợt viêm amidan kéo dài gần 1 tháng, sốt, đau nhức, mệt mỏi, họng đau rát và ho khan sù sụ tới mất ngủ cả mấy đêm, tôi đã quyết định đi cắt amidan. Sau khi cắt đốt amidan bằng laser, cùng việc kiêng khem trong ăn uống (chỉ được ăn các loại thức ăn mềm, loãng) và hạn chế tối đa nói chuyện, tôi phải uống kháng sinh theo chỉ định liên tục 10 ngày. Lúc ấy, dạ dày của tôi “biểu tình” dữ dội hơn, cồn cào khó chịu, nóng rát, hay đầy bụng rồi tiêu chảy, táo bón thất thường. Sau khi ngưng uống thuốc, mọi thứ tạm ổn nhưng tôi có cảm giác bụng tôi “yếu hơn” rất nhiều, hay bị đầy bụng, đau âm ỉ hơn, tình trạng tiêu chảy cũng thường xảy ra hơn trước.
Muốn diệt trừ vi khuẩn HP nhưng tôi mong có thể hạn chế sử dụng kháng sinh
Tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và đau âm ỉ vùng bụng trên sau đó diễn ra thường xuyên. Đây là các triệu chứng cảnh báo đau dạ dày, tôi biết thế nên đành đi khám. Sau khi hỏi tình trạng bệnh, nội soi và làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận tôi bị viêm loét dạ dày, dương tính với vi khuẩn HP. Để diệt trừ vi khuẩn HP, bác sĩ cho tôi phác đồ điều trị gồm mấy loại thuốc tây. Tôi biết trong đó có cả kháng sinh.
Cầm thuốc và đơn thuốc về nhà, tôi suy nghĩ rất nhiều. Bản thân tôi muốn hạn chế uống kháng sinh, liệu có cách nào diệt trừ vi khuẩn HP mà không cần phụ thuộc vào “con dao” hai lưỡi này không… Hay liệu có bắt buộc phải diệt trừ HP, không hết HP thì có khỏi bệnh được không? Tôi lên mạng để tìm hiểu thông tin. Càng đọc, tôi càng rối vì có rất nhiều bài báo nói rằng nhiễm vi HP là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy ung thư dạ dày, không diệt trừ HP sẽ dẫn tới tình trạng viêm dạ dày mãn tính tái đi tái lại, trong khi đó ở nước ta, tình trạng HP kháng kháng sinh ngày càng cao…
Và tôi đã tìm ra cách hữu hiệu cho mình
Tôi đi tìm các sản phẩm hỗ trợ hoặc cách chữa viêm dạ dày có vi khuẩn HP bằng thảo dược. Và trong “một rừng” sản phẩm được quảng cáo, tôi đã tìm thấy sản phẩm dành cho mình.
Tôi đã đọc rất kỹ về sản phẩm, từ nguồn gốc là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ, 3 loại dược liệu thành phần đến kết quả nghiên cứu lâm sàng. Sau đó, để chắc chắn hơn, tôi gọi điện hỏi một người bạn đang làm trong ngành Dược xem bạn có biết về sản phẩm này không. Khi bạn cũng khuyên tôi nên dùng thử, tôi quyết định mua sản phẩm này để uống.
Ngay sau tuần đầu tiên sử dụng, tôi cảm thấy bụng đỡ đau hơn, ít đầy hơi, ợ chua. Sau 1 tháng, tôi thấy các triệu chứng này hầu như không còn xuất hiện nữa, đồng thời tôi ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn so với trước đây. Tôi uống hết tháng thứ 2 thì tới bệnh viện khám lại, kết quả HP âm tính, niêm mạc dạ dày đã không còn vết loét. Nhìn kết quả trong tay, tôi không chỉ mừng mà còn thấy có đôi chút tự hào về chính bản thân mình, vì nỗ lực của tôi đã cho kết quả tốt.
3 tháng sau, để chắc chắn hơn, tôi đi khám lại lần nữa, vẫn kết quả HP âm tính, không có biểu hiện viêm loét. Tôi thật sự đã chiến thắng bệnh viêm dạ dày.
Câu chuyện được ghi lại theo lời kể của chị N. T, 38 tuổi, nhân viên văn phòng tại Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Xem thêm về sản phẩm hỗ trợ cho người viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính có vi khuẩn HP tại đây.